So sánh sản phẩm

Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ AAO&MBBR

Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ AAO&MBBR

Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá sản phẩm này( 0)
  • So sánh
  • Lượt xem: 13861
  • Ngày đăng: 09/11/2022
  • Giá sản phẩmLiên Hệ
  • Tình trạng
Chọn số lượng

Trường Phát là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về xử lý nước thải bệnh viện. chúng tôi tiến hành khảo sát lấy mẫu và phân tích nhanh chóng đưa ra kết quả chính xác về mức độ ô nhiễm của nguồn nước. từ đó, bằng kinh nghiệm lâu năm chúng tôi đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp nhất đến quý khách hàng.

Quý khách sẽ vô cùng an tâm và hài lòng về chất lượng, giá cả, cung cách phục vụ khi hợp tác với chúng tôi.

I. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Xử lý nước thải bệnh viện

  Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện AAO&MBBR là công nghệ lai hợp hybri được sử dụng khá rộng rãi hiện nay, phù hợp để xử lý các loại nước thải chứa nhiều chất hữu cơ ô nhiễm dễ phân hủy sinh học như: sản xuất bánh kẹo, nước thải thủy sản, nước thải mía đường, nước thải bệnh viện, nước thải khách sạn, nước thải đô thị, sản xuất tinh bột sắn….
Ở nội dung bài viết này chúng tôi xin đề cập về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện mà chúng tôi đã xử lý thành công. Giá thành hệ thống chỉ rẻ bằng 1/3 so với nhập từ Nhật về, thiết bị hoàn toàn không thua kém do chúng tôi sử dụng hàng G7.

II. XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỘ CÔNG THƯƠNG.

2.1. VỀ KHÁCH HÀNG

Bệnh Viện Điều Dưỡng và Phục Hồi Chức Năng Bộ Công Thương là cơ sở y tế  của bộ Công Thương với nhiệm vụ chú trọng công tác phòng bệnh, thực hiện tốt nội dung chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên toàn ngành. Hàng năm bệnh viện trực thuộc Bộ Công Thương khám chữa bệnh cho CBNV các đơn vị thuộc ngành như: Nhà máy thuốc lá Sài Gòn, Bia Sài Gòn, Đường Biên Hòa, Cáp điện Cadivi,…. Từ đó cho thấy toàn ngành Công Thương có gần 2.000 người mắc bệnh nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là bệnh bụi phổi Silíc, bệnh điếc nghề nghiệp và các bệnh khác cần được chữa trị. Do đó, nước thải phát sinh từ việc khám và chữa bệnh khoảng gần 500 m3 cần phải xử lý.

Do Bệnh Viện Điều Dưỡng và Phục Hồi Chức Năng Bộ Công Thương có mặt bằng dành cho việc bố trí hệ thống xử nước thải bệnh viện nhỏ nên chúng tôi sử dụng công nghệ lai hợp Hybri bùn hoạt tính và giá thể lơ lửng.

xử lý nước thải bệnh viện Bộ Công Thương

xử lý nước thải bệnh viện Bộ Công Thương

2.2. THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

-    Nước thải phát sinh từ rất nhiều khâu khác nhau trong quá trình hoạt động của bệnh viện như: máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh,…
-     Đây là loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh.
-     Nồng độ BOD5, COD trong nước thải không cao, rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.

xử lý nước thải bệnh viện

Thông số ố nhiễm của bệnh viện Bô Công Thương

2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

 Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Bộ Công Thương có các bể như: xử lý hiếu khí với giá thể lưu động( Oxic & MBBR),yếm khí ( Anaerobic Process), thiếu khí (Anoxic) và ngăn khử trùng.

Giá thể MBBR Biochip xử lý nước thải bệnh viện

Giá thể MBBR Biochip xử lý nước thải bệnh viện

2.3.1.    NGĂN XỬ LÝ KỊ KHÍ TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN:

Nước thải bệnh viện tuy các chỉ danh COD, BOD không lớn lắm song trong nước thải bệnh viện có các thành phần chất ô nhiễm như: máu, mủ, nước rửa phim, thuốc kháng sinh…khó phân hủy hiếu khí nên chúng tôi đề xuất phương án kỵ khí nhằm xử lý cắt mạch các hợp chất hữu cơ phức tạp về dạng đơn giản, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật thiếu khí xử lý nito.

Phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau :

    Chất hữucơ  + VSV -------->  CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới

Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 03 giai đoạn trong quá trình xử lý nước thải bệnh viện :
-    Giai đoạn 1 (Thủy phân): cắt mạch các hợp chất cao phân tử thành các chất hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, amono axit hoặc các muối pivurat khác.
-    Giai đoạn 2 (Acid hóa): chuyển hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông trường như axit axetic hoặc glixerin, axetat,…
•    CH3CH2COOH + 2H2O → CH3COOH + CO2 + 3H2
•    CH3CH2 CH2COOH + 2H2O → 2CH3COOH + 2H2
-    Giai đoạn 3 (Acetate hóa): giai đoạn này chủ yếu dùng vi khuẩn lên men mêtan như Methanosarcina và Methanothrix, để chuyển hóa axit axetic và hyđro thành CH4 và CO2.
•    CH3COOH  → CO2  + CH4
•    CH3COO- + H2O  → CH4 + HCO3-
•    HCO3- + 4H2 → CH4 + OH- + 2H2O.

2.3.2.    NGĂN THIẾU KHÍ (ANOXIC)TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN:

Xử lý nước thải bệnh viện

 Là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P nên quá trình nitrat hoá và quá trình photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây.
-     Quá trình nitrat hóa:
•    Hai loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosomonas và Nitrobacter. Khi môi trường thiếu ôxy ( 0,1 -0,5 g/l), các loại vi khuẩn khử nitrat Denitrificans sẽ tách ôxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hóa chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2¬ tạo thành trong quá trình này sẽ thoát khỏi nước.
•    Quá trình chuyển hóa NO3-→ NO2-→ NO → N2O →N2 với việc sử dụng mêtanol được thể hiện ở phương trình sau:
NH4+          Oxidation          NO2-  + NO3- + H+ + H2O
NO2-,NO3-        Redution              N2   => escape to air
-    Quá trình photphoril hóa:
•    Vi khuẩn tham gia vào quá trình photphoril hóa là Acinetobacter sp. Khả năng lấy photpho của vi khuẩn này sẽ tăng lên rất nhiều khi cho nó luân chuyển các điều kiện thiếu khí và kỵ khí.
•    Quá trình photphoril hóa được thể hiện như phương trình sau:
PO4-3            Microorganism                (PO4-3)salt   =>sludge
Để nitrat hóa,  photphoril hóa thuận lợi, tại ngăn Anoxic bố trí máy khuấy trộn chìm với tốc độ khuấy trộn phù hợp

xử lý nước thải bệnh viện bằng bồn composite rút ngằn được thời gian xây dựng

xử lý nước thải bệnh viện bằng bồn composite rút ngằn được thời gian xây dựng

2.3.3.    NGĂN XỬ LÝ HIẾU KHÍ TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN: 

Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-,… Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ các chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất, mật độ vi sinh vật và mức độ ổn định lưu lượng của nước thải ở trạm xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng oxy hóa sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng… Tải trọng chất hữu cơ của bể sinh học hiếu khí thường dao dộng từ 0,8-1.9 kg BOD/m3.ngày đêm. Nồng độ oxy hòa tan trong nước thải ở bể sinh học hiếu khí cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn 2 mg/l.
Tốc độ sử dụng oxy hòa tan trong bể sinh học hiếu khí phụ thuộc vào:
-    Tỷ số giữa lượng thức ăn (chất hữu cơ có trong nước thải) và lượng vi sinh vật: tỷ lệ F/M;
-    Nhiệt độ;
-    Tốc độ sinh trưởng và hoạt độ sinh lý của vi sinh vật (bùn hoạt tính);
-    Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất;
-    Lượng các chất cấu tạo tế bào;
-    Hàm lượng oxy hòa tan.
Về nguyên tắc phương pháp này gồm 3 giai đoạn như sau:
•    Chuyển các chất ô nhiễm từ  pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
•    Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào;
•    Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Cơ chế quá trình xử lý hiếu khí:
•    Giai đoạn I – Oxy hóa toàn bộ chất hữu cơ có trong nước thải để đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào

•    Giai đoạn II (Quá trình đồng hóa) – Tổng hợp để xây dựng tế bào

•    Giai đoạn III (Quá trình dị hóa) – Hô hấp nội bào

•    Ưu điểm của công nghệ MBBR:
-    Giá thể lưu động MBBR(Moving Bed Biological Reactor) được cho vào ngăn MBBR để giảm thể tích bể Aerotank, tăng cường khả năng xử lý chịu shock tải, an toàn trong quá trình vận hành hệ thống và dễ dàng nâng công suất mà không cần phải đầu tư nhiều.

- Công nghệ lai hợp Hibri này dùng trong xử lý nước thải bệnh viện sẽ giúp chủ đầu tư linh hoạt trong việc bố trí mặt bằng. Tải trọng của giá thể dạng bánh phồng tôm của hãng Biochip có thể lên tới 15 - 30 kg BOD/m3 giá thể.

xử lý nước thải bệnh viện bằng màng MBR

xử lý nước thải bệnh viện bằng màng MBR

2.3.4.    NGĂN KHỬ TRÙNG TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN:

Khử trùng là biện pháp bắt buộc theo quy định của nhà nước, nhằm loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn, vi rút có trong nước thải sau quá trình xử lý, để đảm bảo điều kiện vệ sinh và tránh các dịch bệnh mà các vi khuẩn đó gây ra.
Ngoài việc diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, quá trình này còn tạo điều kiện để oxy hóa các chất hữu cơ và đẩy nhanh các quá trình làm sạch nước thải. Hóa chất dùng trong quá trình này là clo.
-    Khử trùng: Khi đưa Cl vào nước, Cl sẽ bị thủy phân theo phản ứng sau:
Cl2 + H2O ↔ HCl + HOCl
•    Axit hypocloric HOCl rất yếu, không bền và dễ phân hủy ngay thành HCl và ôxy nguyên tử, hoặc có thể phân ly thành H+ và OCl-
HOCl ↔ HCl + O
HOCl ↔ H+ + OCl-
Tất cả các chất HOCl, OCl- và O là các chất oxy hóa mạnh, các chất này oxy hóa nguyên sinh chất và khử hoạt tính của men, làm tế bào bị tiêu diệt.

Theo TCXD  nhà nước có hướng dẫn: Đối với công trình xử lý nước thải qua quá trình xử lý sinh học hoàn toàn thì lượng clo vào khoảng 3 mg/l -7 mg/l

Nước thải bệnh viện sau thời gian tiếp xúc với hóa chất khử trùng, vi khuẩn bị tiêu diệt, nước sau xử lý đạt tiêu chẩn xả thải ra môi trường.

2.3.5 HIỆU QUẢ XỬ LÝ TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN BỘ CÔNG THƯƠNG

Xử lý nước thải bệnh viện Điều Dưỡng & Phục Hồi Chức Năng Bộ Công Thương sau khi xử đạt chuẩn A theo quy chuẩn nhà nước Việt Nam ban hành.  Hiệu suất xử lý: BOD 15 mg/l hiệu suất xử lý 96%, COD: 36 mg/l hiệu suất xử lý 93%,  NO3­-: 28,56 mg/l hiệu suất xử lý 44%, Phosphate 4,2 mg/l hiệu suất xử lý 70%

Nước thải bệnh viện Điều Dưỡng & Phục Hồi Chức Năng Bộ Công Thương sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 28:2010 cột A được phép xả ra môi trường.

Nếu quý khách có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý, hãy gọi ngay công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn miễn phí các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện mới nhất, hiện đại nhất của chúng tôi.

Phần mềm tính toán lượng khí cấp cho bể Aerotank

lượng khí xử lý nước thải bệnh viện

phẩn mềm tính lượng khí xử lý nước thải bệnh viện

Hướng dẫn sử dụng phần mềm tính toán lượng khí:

Các bạn chuẩn bị các số liệu đầu vào như: Lưu lượng nước thải (Q=m3/ngày.đêm), BOD5 đầu vào bể aerotank mg/l, NH4 mg/l. Các bạn nhập vào ô để trống tương ứng với các thông số trên rồi xem kết quả ô Qkk dưới cùng (m3/ngày). Lấy kết quả chia cho 24 giờ để đổi ra m3 khí/giờ, chia tiếp cho 60 phút để có kết quả m3 khí/phút. Chúc các bạn thành công.

 

TÍNH LƯỢNG KHÍ CHO BỂ AEROTANK

Các bạn cần chuẩn bị các số liệu: lưu lượng Q, BOD, NH4 nhập vào.
Lượng oxi cần 1.1 - 1.3 kg O2/kg BO5
 
Q: lượng nước thải m3/ngày
 
BOD5: hàm lượng BOD5, mg/l
 
DO: oxi hòa tan trong nước cần
duy trì 2-4mg/l
 
Q: lượng nước thải m3/ngày
 
NOD: nhu cầu khử nitơ và nitrat hóa 
: 4.3-4.7 kgO2/kg nitơ
 
Q: m3/ngày
 
NH4: mg/l
 
1000: chuyển đổi đơn vị mg thành kg
 
1.18: trọng lượng riêng không khí kg/m3
 
0.232: oxi chiếm chỗ 23,2 % không khí
 
0,08: hiệu quả vận chuyển oxi
của thiết bị
 
Hệ số an toàn 1.1 - 2
 
Qkk: Kết quả tính toán lượng không 
khí cần cấp cho bể aerotank. M3/day
 
 

 

  1. Phần mềm tính lượng bùn hoạt tính
  2. Phần mềm tính tỷ số F/M
  3. Phần mềm tính ? – Tốc độ sử dụng thức ăn của vi sinh
  4. Tính thể tích bể Aerotank
  5. Tính lượng bùn hóa lý sinh ra
  6. Phần mềm kiểm tra tải trọng thể tích bể Aerotank
Vui lòng liên hệ chủ website.
Trường Phát là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về xử lý nước thải bệnh viện. chúng tôi tiến hành khảo sát lấy mẫu và phân tích nhanh chóng đưa ra kết quả chính xác về mức độ ô nhiễm của nguồn nước. từ đó, bằng kinh nghiệm lâu năm chúng tôi đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp nhất đến quý khách hàng.
Sản phẩm cùng danh mục
  • Xử lý nước thải nhiễm dầu

    CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIỂM DẦU MỠ.  
       Những điều cần quan tâm đến các nguồn nước thải nhiểm dầu, mỡ.
    *   Nguồn nước nhiểm dầu thường phát sinh những nguồn nước nào:
        - Nước thải nhiểm dầu, mỡ  từ các showroom sữa chữa ô tô.
       - Nước thải nhiểm dầu, mỡ  từ sữa xe cơ khí, đóng tàu.
       -   Nước thải nhiểm dầu, mỡ  từ các trạm xăng, dầu.
       -   Nước thải nhiểm dầu, mỡ  từ các kho chứa xăng, dầu.
      -   Nước thải nhiểm dầu mỡ  từ trong  nước thải sinh hoạt của khu đô thị , khách sạn, khu chung cư....
    Nước nhiểm dầu ảnh hưởng như thế nào với môi trường.
    - Nước nhiểm ảnh hưởng đến các loài cá, thủy sinh, chim, động vật sống lưởng cư, cây trồng, làm ảnh hưởng đến đất đai . Nếu nước bị nhiểm dầu tùy theo tỷ lệ dầu nhiểm trong nước sẽ làm chết cái vì không thể hô hấp được, chim bị chết vì long bị nhiểm dầu bám dính vào long, ....
            Tùy theo mức độ nhiểm dầu mỡ trong nước có giải pháp và công nghệ tách dầu phù hợp.
    Công nghệ xử lý  nguồn  nước nhiểm dầu phát sinh ra từ kho xăng dầu.
              Đối với nguồn  Nước thải có nhiểm dầu trong các kho dự trở xăng dầu, phát sinh do trong hóa trình nhập hàng từ  tàu biển, xe bồn ... trong quá trình bơm cấp dầu từ kho  lên xe bồn vận chuyển đến các trạm xăng dầu. Nhưng xăng là loại dễ bay hơi, dầu là loại khó bay hơi, nên động trên bề mặt, khi gắp mưa xuống nước mưa cuốn cả dầu lẫn nước, Nên nước bị nhiểm lẫn dầu tạo thành lớp ván trên bề mặt và hòa trộn lẩn vào trong nước vì các phân tử dầu rất nhỏ.
           Để loại bỏ được dầu ra khỏi nước trong nước thải nhiêm dầu. Ta  dùng  công nghệ xử lý nước thải tách dầu, mỡ ra khỏi nước, làm cho nguồn nước sạch hơn không ảnh hưởng đến môi trường.
    Công nghệ xử lý nước thải nhiểm dầu gồm các bước:
             Thu gom -> tách cát -> phản ứng háo học (tạo  bông) -> tạo áp suất cao (nước trung hòa khí) ->  tuyễn (nỗi lần 1) ( dạng tĩnh) -> tuyển nỗi (lần2) có kết hợp xục khí tinh -> tuyển nỗi (lần3) có kết hợp xục khí tinh -> lắng cặn nếu có( tuyễn nỗi dạng tĩnh)-> lọc lại áp lực-> Nguồn tiếp nhận.
    1. Thu gom nước thải nhiểm dầu vào bể chứa hay còn gọi là bể thu gom. Bể này có tách dụng  chứa nước nhiểm dầu và có tác dụng tách cát có trong nước thải.
    2. Tách cát thông thường khi nước  mưa chảy về bể thu gom sẽ lẩn nhiều cát nếu không tách cát sẽ làm hỏng thiết bị trong quá trình xữ lý.
    3. Sau khi tách được cát, tiếp theo tạo phản ứng hóa học cho nước nhiểm dầu chủ yếu là tạo ra các nhủ tương để kết hợp với dầu tạo keo tụ tạo bông chuẩn bị tốt cho quá trình tuyễn nỗi.
    4. Để quá trình tuyễn nỗi tốt hơn ta sẽ cho hỗn  hợp dung dịch nước nhiểm dầu đã phản ứng tạo bông nén ở áp suất cao có lẩn khí theo tý lệ phù hợp
    ( áp suất nén tốt nhất đạt 4.5 bar)
    1. Sau khi nén dung dich nước tạo bông có nhiểm dầu ở áp suất cao 4.5 bar sau đó sẽ cho giảm áp đột ngột để áp suất bằng 0 bar . Khi đó bọt khí có khuynh hướng thoát lên mặt, sẽ cuốn  kéo theo  hầu hết các tinh thể dầu đã được tạo bông nỗi lên mặt nước phần lớn dầu sẽ được tách ở bể tuyễn nỗi số 1. ( định kỳ sẽ thu gom các ván dầu về bể chứa dầu thải)
    2. Sau đó nước sẽ được tuyễn nỗi lần 2 và lần 3 có kết hợp xục khí bọt khí dạng tinh nhỏ mịn có khuynh hướng thoát lên mặt nước sẽ cuốn theo các hạt dầu còn sót lại trong tuyễn nỗi lần 1.
    3. Bước tiếp theo tuyễn nỗi dạng tĩnh kết họp lắng đứng tách cặn bẩn (nếu có).
    4. Cuối cùng nếu con tỷ lên nhỏ dầu không được xử lý hết thì dùng biện pháp lọc áp lực.
          Công nghệ thường xử dụng cho xử lý nước thải xăng dầu là xử dụng công nghệ tuyển nỗi. Qua những bước trên sẽ  mang lại hiêu quả rất cao nguồn nước sau xử lý sẽ đạt chuẩn A quy chuẩn 40 của nước thải công nghiệp.

    Liên hệ

  • Nâng cấp , bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải

    1. Sửa chửa hệ  thống xử lý nước thải .
    • Cải tạo lại công nghệ  phù hợp với mục đích sử dụng mang lại hiệu qua chất lượng nước thải.
    • Cải tạo công nghệ củ thành công nghệ tiến tiến của Nhật mang lại chất lượng nước thải đạt chuẩn cốt A.
    • Thay thế bơm củ bị hỏng.
    • Thay thế giá thể củ bằng giá thể Nhật chất lượng cao, tuổi thọ đến 15 năng.
    • Lắp thêm hệ thống lọc nước thải để chất lượng nước thải ổn định và chất lượng nước thải tốt hơn đạt tiêu chuẩn cột A.
    • Lắp thêm cột lọc xử lý (NH3) amoni .

    Liên hệ

  • Xử lý nước thải bằng công nghệ AAO

    Bể vi sinh vật hiếu khí (aerobic process) có tác dụng xử lý chất hữu cơ cacbon và nitơ hóa (Nitrification), bể vi sinh vật yếm khí (anaerobic process) Anoxic có tác dụng khử nitơ (Denitrification) và phốt phát (dephosphorization), công nghệ này thích hợp cho việc xử lý nhiều lọai chất thải.

    Liên hệ

  • Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR

    Công nghệ xử lý nước thải MBR là công nghệ được đánh giá cao, được các chuyên gia cũng như khách hàng kiểm nghiệm thực tế và hài lòng bởi hiệu quả về kĩ thuật, kinh tế. Công nghệ này có thể ứng dụng ở hầu hết các quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cho nhiều loại nước thải như nước thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện…

    Liên hệ

  • Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

    Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là một khâu rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta mà cụ thể hơn là các bệnh viện, trạm xá nhằm tránh và khắc phục những tác động của các chất thải y tế, nước thải bệnh viện, rác thải… đối với môi trường và cuộc sống con người. Việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện theo đúng chuẩn, tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng đầu ra chính là một vấn đề hết sức quan trọng.

    Liên hệ

Sản phẩm liên quan
Giỏ hàng của tôi (0)