Với phương châm “ Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ”, công ty TNHH Thương mại & Công nghệ TRƯỜNG PHÁT luôn quan tâm đến việc ứng dụng các kĩ thuật mới, hiệu quả cao, trong lĩnh vực xử lý chất thải đặc biệt là tư vấn thiết kế hệ thống xử nước thải.
Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR là một kĩ thuật mới dựa trên việc ứng dụng kết hợp bể sinh học bùn hoạt tính lơ lửng SBR và màng vi lọc sợi rỗng MBR. Trong điều kiện bể bùn hoạt tính lơ lửng SBR, khí được cấp liên tục giúp các vi sinh vật sống, tăng trưởng, xử lý các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cùng các vi sinh vật sinh ra từ quá trình sinh học hiếu khí trên sẽ được giữ lại thông qua cơ chế màng vi lọc. Màng vi lọc có kích thước lỗ màng nhỏ sẽ giữ lại bùn, các chất bẩn, vi sinh vật hiệu quả hơn so với cơ chế SBR có kích thước lớn hơn trong màng, chỉ cho nước thải đi qua, do đó sẽ giúp tiết kiệm, không cần phải xây bể lắng và bể khử trùng phía sau.
1. So sánh sơ đồ công nghệ ứng dụng công nghệ màng MBR
2. Sơ đồ công nghệ bể xử lý nước thải bằng công nghệ màng lọc sinh học MBR
Chú thích:
Influent : đầu vào;
Anaerobic reactor: bể kỵ khí;
Dynamic state bioreactor: bể sinh học thể động;
Membrane separation tank : bể lọc tách bằng màng;
KMS hollow fiber membrane: màng sợi rỗng KMS;
OER (oxygen exhausted reactor): bể yếm khí;
Suction pump (permeate) : bơm hút (nước sau xử lý);
Effluent: đầu ra
3. Cơ chế tách chất lơ lửng trong sợi rỗng của công nghệ xử lý nước thải MBR
Điểm cải tiến của công nghệ này chính là cơ chế màng vi lọc sợi rỗng. Màng vi lọc gồm nhiều sợi rỗng nhỏ. Nước thải sau quá trình sinh học hiếu khí chảy qua màng, vào trong các ống rỗng. Nước, bùn thải, N, P, các vi sinh vật gây bệnh, cùng trong ống rỗng, xung quanh ống rỗng là các lỗ màng cực nhỏ, có d tính bằng micromet, các lỗ màng cực nhỏ này cho phép giữ lại các chất có kích thước lớn hơn và cho những chất nhỏ hơn đi qua. Trong trường hợp này bùn sinh ra cùng các vi sinh vật ô nhiễm khác sẽ bị giữ lại, chỉ có nước thấm qua
Hình: Cơ chế tách chất lơ lửng sợi rỗng
4. Tính ưu việt của công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR
Sự ổn định của chất lượng nước sau xử lý
- Đáp ứng được tiêu chuẩn rất khắc khe về chất lượng nước đầu ra, như coliform chẳng hạn.
- Nhờ vào hiệu suất khử chất lơ lửng và vi sinh cấp độ cao, nước sau xử lý có thể được tái sử dụng ngay cho các tòa nhà hay nhà máy nước tuần hoàn.
- Có thể được thiết kế để ứng dụng cho nhiều lĩnh vực với những đặc thù riêng và đòi hỏi chất lượng nước sau xử lý luôn ổn định.
Một giải pháp kỹ thuật nhiều lợi ích kinh tế:
- Giảm giá thành xây dựng nhờ không cần bể lắng, khử trùng, giảm thể tích bể chứa bùn
- Tiêu thụ điện năng của công nghệ MBR rất ít so với các công nghệ khác và đã được cấp bằng chứng nhận “Công nghệ Môi trường Mới”.
- Phí thải bùn cũng giảm nhờ tuần hoàn hết ¼ và lượng bùn dư tạo ra rất nhỏ.
Bảo trì thuận tiện:
- Kiểm soát quy trình chỉ cần đồng hồ áp lực hoặc lưu lượng.
- Cấu tạo gồm những hộp lọc đơn ghép lại nên thay thế rất dễ. Quá trình làm sạch, sửa chữa, bảo trì và kiểm tra rất thuận tiện.
- Quy trình có thể được kết nối giữa công trình với văn phòng sử dụng, vì thế có thể điều khiển kiểm soát vận hành từ xa, thậm chí thông qua mạng internet.
5. Làm sạch màng lọc sinh học MBR
Việc lọc, giữ lại các chất bất qua màng sẽ dẫn tới sự tắc chít của màng. Sau các quá trình lọc chất bẩn, các chất bẩn sẽ lưu lại trong các thành màng, trám lỗ màng, tạo thành các lớp cặn bám trên các thành màng, cản trở quá trình lọc tiếp theo, giảm hiệu quả xử lý. Vì vậy ta phải tiến hành rửa màng thường xuyên, đảm bảo hiệu suất làm việc, tăng tuổi thọ cho màng. Trên thực tế, ta dựa vào việc đo áp lực trong thiết bị để xác định thời điểm rửa lọc.
Có 2 cách rửa lọc đó là rửa lọc bằng khí và rửa lọc bằng cách ngâm hóa chất.
Làm sạch bằng thổi khí: Cách đơn giản là dùng khí thổi từ dưới lên sao cho bọt khí đi vào trong ruột màng chui theo lổ rỗng ra ngoài, đẩy cặn bám ra khỏi màng.
Ngâm hóa chất: Nếu tổn thất áp qua màng tăng lên 25- 30 cmHg so với bình thường, ngay cả khi đã dùng cách rửa màng bằng thổi khí, thì cần làm sạch màng bằng cách ngâm vào thùng hóa chất riêng khoảng 2 - 4 giờ. (Dùng chlorine với liều lượng 3 – 5(g/L), thực hiện 6 - 12 tháng một lần).
Công nghệ xử lý nước thải MBR là công nghệ được đánh giá cao, được các chuyên gia cũng như khách hàng kiểm nghiệm thực tế và hài lòng bởi hiệu quả về kĩ thuật, kinh tế. Công nghệ này có thể ứng dụng ở hầu hết các quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cho nhiều loại nước thải như nước thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện…