Trong quy trình xử lý nước thải, nếu như phương pháp sinh học (dùng
vi sinh xử lý nước thải) luôn được áp dụng ở những giai đoạn sau thì
phương pháp cơ học thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quy trình. Ở giai đoạn này, các tạp chất vô cơ và hữu cơ không tan trong nước sẽ bị loại bỏ nhằm đảm bảo tính an toàn cho các thiết bị xử lý và các giai đoạn tiếp theo của quy trình.
Phương pháp cơ học trong xử lý nước thải. Photo by Internet
Thông thường, dựa vào kích thước, tính chất hóa lý, hàm lượng cặn lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch mà các chuyên gia sẽ áp dụng một trong các quá trình như: lọc tạp chất qua song chắn hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực ly tâm, lọc và tuyến nổi.
Mục đích của phương pháp xử lý cơ học
Như đã nói ở trên, phương pháp xử lý cơ học gồm những mục đích lớn sau:
- Tách các tạp chất hữu cơ và vô cơ không hòa tan trong nước, hoặc những vật có kích thước lớn như: túi nhựa, rác thải, nhánh cây, gỗ, nhựa, lá cây, dầu mỡ,… ra khỏi nước thải.
- Loại bỏ những chất cặn lắng như: sỏi, đá, thủy tinh, cát,…
- Điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
- Đảm bảo an toàn cho các thiết bị xử lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả xử lý ở các bước tiếp theo.
Các thiết bị được sử dụng trong xử lý cơ học bao gồm:
a. Song chắn rác
Song chắn rác là những thanh kim loại có tiết diện hình tròn, hình chữ nhật hoặc hình bầu dục. Các song chắn rác được chia làm 2 loại: di động và cố định. Thông thường, các song chắn rác sẽ được lắp nghiêng góc 60 - 90 độ theo hướng dòng chảy. Công dụng của song chắn rác là giữ lại các chất cặn bã, rác thải có kích thước lớn như: nhánh cây, giấy, túi nhựa,…
Hình chụp một song chắn rác trong hệ thống xử lý nước thải. Photo by Internet.
b. Lưới chắn rác
Cũng giống như song chắn rác, các lưới chắn rác cũng nhằm mục đích lọc lại các chất thải không hòa tan trong nước. Nhưng lưới chắn rác được dùng để giữ các chất có kích thước nhỏ. Thông thường, kích thước lỗ của lưới lọc từ 0.5 - 1 mm. Khi tang trống quay, thường với vận tốc từ 0.1 - 0.5 m/s, nước thải thường lọc qua bề mặt trong hay ngoài, tùy thuộc vào sự bố trí đường ống dẫn nước. Sau đó, các vật giữ lại trên mặt lưới sẽ được lấy đi bằng hệ thống cào.
c. Bể điều hòa
Do đặc thù của một số ngành công nghiệp sản xuất, lưu lượng và nồng độ nước thải thường không đồng đều theo các giờ trong ngày, và sự dao động này sẽ gây những ảnh hưởng lớn không tốt đến những quy trình xử lý tiếp theo. Do đó, để duy trì dòng thải và nồng độ ổn định, khắc phục được những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ, lưu lượng của nước thải và nâng caao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học người ta sẽ thiết kế bể điều hòa. Theo đó, thể tích bể phải tương đương 6 - 12h lưu nước trong bể với lưu lượng xử lý trung bình.
Bể điều hòa được phân loại gồm:
- Bể điều hòa lưu lượng.
- Bể điều hòa nồng độ.
- Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ.
Trên đây là phương pháp cơ học trong xử lý nước thải. Hy vọng bài viết sẽ giúp bổ sung thêm kiến thức của bạn đọc về các
phương pháp xử lý nước thải tiên tiến. Hãy like & share để mọi người đều biết bạn nhé! Trân trọng cảm ơn.
Vui lòng liên hệ chủ website.